kem chống nắng bị vón cục kem-chong-nang-bi-von-cuc
Chăm sóc da Chống nắng

10| Thoa kem chống nắng bị vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong tủ đồ của mọi cô gái. Tuy nhiên, không ít bạn gặp phải tình trạng thoa kem chống nắng bị vón cục. Liệu tình trạng này có liên quan tới chất lượng kem chống nắng hay còn nguyên nhân nào khác nữa? Bôi kem chống nắng bị vón cục có ảnh hưởng tới da không? Hãy cùng Nhím tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng tình trạng thoa kem chống nắng bị vón cục trong bài viết dưới đây nhé.

Top bài viết liên quan:

I. Nguyên nhân tại sao thoa kem chống nắng bị vón cục

1. Do kem chống nắng chứa nhiều thành phần thân nước

Các thành phần thân nước trong kem chống nắng có tác dụng hạn chế bết dính và bít tắc lỗ chân lông. Tuy vậy, nếu bạn để kem chống nắng quá lâu trên da mà không tán nhanh thì chúng rất dễ bị bay hơi. Các chất này khi khô lại sẽ vừa khó tán vừa dễ bị vón cục.

Đặc biệt là các chất chống nắng vô cơ như titanium dioxide và zinc oxide rất dễ tạo các cục màu trắng gây mất thẩm mỹ. Nó còn khiến bạn cảm giác như da mình chưa được làm sạch kỹ nên càng bôi càng ra “ghét”.

2. Do kem chống nắng chứa nhiều Silicones

Ngoài các thành phần thân nước thì silicones cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kem chống nắng bị vón cục khi dùng trên da. 

Silicones được thêm vào công thức nhiều loại mỹ phẩm với mục đích tạo cảm giác da trông thật mịn màng, căng mướt. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là không thể thấm vào da cũng như hòa tan trong nước hay trong dầu.

Do đó, nếu kem chống nắng chứa quá nhiều silicones sẽ cản trở quá trình thấm các dưỡng chất vào da. Các chất này kết hợp với silicones tạo ra các cục vụn nhỏ màu trắng trông như “ghét” vậy đó.

3. Dùng quá nhiều sản phẩm dưỡng ẩm

kem chống nắng bị vón cục kem-chong-nang-bi-von-cuc

Trước khi bôi kem chống nắng, bạn cần phải dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng da khô làm kem khó tán đều hơn. Tuy nhiên, chúng mình không phải dùng quá nhiều lớp dưỡng từ toner, serum hay kem dưỡng ẩm đâu nhé.

Việc dư thừa độ ẩm sẽ khiến da bị bóng nhờn. Nếu bạn thoa luôn kem chống nắng mà không chờ cho các dưỡng chất thẩm thấu hoàn toàn rất dễ khiến kem chống nắng bị vón cục. Nhất là khi bạn sử dụng dầu dưỡng ẩm sau khi dùng các sản phẩm chứa chất tạo màng (film forming agent).

4. Kết hợp các sản phẩm không hợp nhau

Nếu vô tình bạn sử dụng sản phẩm chứa thành phần dầu nhiều với sản phẩm chứa thành phần nước nhiều thì có thể dễ bị vón cục. Do lớp nước và lớp dầu không thể hòa tan vào nhau nên chúng nhanh bị tách lớp. Khi bạn càng thoa lâu thì kem chống nắng càng dễ bị vón cục hơn.

Để tránh các sản phẩm kỵ nhau, bạn nên dùng các sản phẩm thân nước trước. Chúng sẽ thẩm thấu vào da nhanh hơn. Sau đó, da khô thoáng rồi bạn mới nên dùng các sản phẩm thân dầu nhé!

5. Do thoa kem chống nắng quá nhiều và quá lâu

Một trong những nguyên nhân dễ khiến kem chống nắng bị vón cục nhất là sử dụng quá nhiều kem trên mặt. Khi bôi một lượng lớn lên da không những không tăng được tác dụng bảo vệ mà còn khiến da bị quá tải, không hấp thu kịp. Thậm chí, lớp kem chống nắng dày còn làm tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn nhiều hơn.

Thông thường, lượng kem chống nắng vừa đủ khoảng 1 – 2 g, tương đương lượng bằng 1 – 2 đồng xu hoặc sử dụng quy tắc 2 ngón tay nhé.

Bạn cũng không nên thoa kem chống nắng quá lâu. Việc tán kem lâu quá khiến nước bị bay hơn nhanh chóng, làm cho kem nhanh khô và khó tán hơn. Khi đó, kem chống nắng bị vón cục rất nhiều.

6. Không tẩy tế bào chết trước khi bôi kem chống nắng

cách tẩy trang khi không có nước tẩy trang cach-tay-trang-khi-khong-co-nuoc-tay-trang

Tại sao có nhiều bạn thoa kem chống nắng bị vón cục mặc dù đã dùng đúng lượng, chọn đúng loại? Theo như lời giải thích của nhiều bác sĩ da liễu cho rằng hiện tượng kem chống nắng tạo vệt trắng, bết dính có thể bắt nguồn từ việc không tẩy da chết kỹ trước khi thoa kem.

Lớp tế bào chết này làm cản trở quá trình thẩm thấu của kem chống nắng. Hơn thế nữa, nếu bạn tán kem chống nắng quá lâu thì rất dễ bong tróc lớp da chết này. Kết quả là dù dùng bất cứ loại kem chống nắng nào thì bạn cũng dễ gặp hiện tượng vón cục mà thôi.

II. Thoa kem chống nắng bị vón cục có làm sao không?

Thoa kem chống nắng bị vón cục là điều không ai muốn cả. Nó gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và khiến bạn phải tốn thời gian để làm sạch da lần nữa. Các vệt kem chống nắng kéo dài hoặc loang lổ khiến da kém sắc, mốc mặt sẽ làm bạn mất tự tin khi đối diện với người khác. 

Tuy vậy, việc thoa kem chống nắng bị vón cục có làm sao không, ảnh hưởng gì tới làn da hay không? Câu trả lời là . Các cục nhỏ kem chống nắng nếu không làm sạch ngay sẽ bám dính lâu trên da. Chúng có khả năng len lỏi vào sâu trong lỗ chân lông.

Khi kem chống nắng vón cục kết hợp với bụi bẩn, dầu thừa và mồ hôi rất dễ làm bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Đặc biệt, đây lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn viêm phát triển mạnh.

Chính vì vậy, khi thoa kem chống nắng bị vón cục bạn cần tẩy trang ngay. Hãy sử dụng nước tẩy trang Bioderma làm sạch sâu với các thành phần vô cùng dịu nhẹ, an toàn, không gây tổn thương da nhé!

>>> Xem thêm: #07 CÁCH SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG HIỆU QUẢ KHỎI LO CHÁY NẮNG

III. 4 cách khắc phục tình trạng kem chống nắng bị vón cục

kem chống nắng bị vón cục kem-chong-nang-bi-von-cuc

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng kem chống nắng bị vón cục ngay tại nhà. Sau đây, mình xin chia sẻ 5 cách đơn giản nhất giúp bạn chữa cháy ngay mà không cần phải đổi kem chống nắng:

1. Sử dụng kem chống nắng sau bước dưỡng ẩm

Việc dùng kem chống nắng sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc serum có thể hạn chế tình trạng kem chống nắng bị vón cục. Nếu da quá khô thì khi tán kem chống nắng rất khó và dễ tạo ghét. Khi da đủ độ ẩm sẽ trở lên mềm mại, mịn màng giúp lớp kem chống nắng thẩm thấu nhanh, dễ tràn mỏng hơn. 

Lưu ý: bạn cần chờ 1 khoảng thời gian nhất định cho lớp dưỡng ẩm thấm hết rồi hãy dùng kem chống nắng và đừng dùng quá nhiều lớp dưỡng ẩm nhé!

2. Chấm kem nhiều điểm và tán ngay

kem chống nắng bị vón cục kem-chong-nang-bi-von-cuc

Theo phương pháp truyền thống, bạn sẽ tán kem lên 5 điểm chính trên da bao gồm trán, hai má, mũi và cằm. Tuy nhiên, với nhiều loại kem chống nắng bay hơi nhanh thì cách này cũng rất dễ làm kem chống nắng bị vón cục. Do vậy, mình khuyên bạn nên chấm thành nhiều điểm và tán ngay.

3. Vỗ nhẹ thay vì thoa liên tục

Khi thoa kem chống nắng, bạn hãy bỏ ngay cách thoa theo đường xoắn ốc đi. Cách này rất dễ khiến kem chống nắng vón cục đấy. Thay vào đó, bạn nên dùng tay vỗ nhẹ hoặc dùng một cây cọ thật mềm để tán kem cho đều hơn.

Bạn cũng có thể đổ kem chống nắng ra lòng bàn tay xoa đều rồi sau đó áp lên mặt. Tránh mài miết kem vì vừa gây tổn thương da vừa khiến kem chống nắng bị vón cục nhanh hơn.

4. Thoa kem chống nắng trước khi trang điểm ít nhất 5 – 10 phút

Thực tế, buổi sáng chúng ta không có nhiều thời gian cho việc skincare và trang điểm. Vì vậy, bạn có thường trang điểm ngay sau khi sử dụng kem chống nắng hay không? Nếu có thì dừng ngay lại nhé!

Bạn cần đợi ít nhất 5 – 10 phút để lớp chống nắng ổn định rồi mới trang điểm. Khi vừa bôi kem chống nắng xong thì lớp kem còn chưa khô ngay. Nếu bạn dùng phấn phủ, cushion chống lên kết hợp với dùng bông mút tán rất dễ khiến lớp kem chống nắng bị vón cục. Hiện tượng này hay được gọi là bị “mốc mặt”.

IV. Hỏi đáp liên quan đến kem chống nắng bị vón cục

1. Tại sao thoa kem chống nắng bị mốc mặt?

kem chống nắng bị vón cục kem-chong-nang-bi-von-cuc

Một số trường hợp kem chống nắng không bị vón cục lớn nhưng lại xuất hiện tình trạng mốc mặt, nhất là sau khi dùng phấn phủ.

Nguyên nhân của hiện tượng này thường do bạn sử dụng kem chống nắng làm lớp kem lót không đúng cách. Thực tế chỉ có một số loại kem chống nắng có tác dụng làm kem lót mới được dùng thôi. Ví dụ như kem chống nắng Biore UV AQUA Rich BB Essence  làm kem lót rất okela.

Sản phẩm này giúp bạn khi đánh nền mịn hơn, lớp makeup trông sẽ tự nhiên. Còn đa số kem chống nắng hiện nay không có chức năng làm kem lót nên bạn rất dễ bị mốc mặt, gây khó chịu và làm mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng.

Nếu dùng kem chống nắng thông thường, bạn nên chờ lớp kem chống nắng ổn định khoảng 3 – 5 phút rồi mới sử dụng kem lót để tránh hiện tượng này nhé.

2. Vì sao dùng kem chống nắng bị vệt trắng?

Ngoài tình trạng kem chống nắng bị vón cục thì thoa kem chống nắng cũng rất dễ tạo vệt trắng khác tone da. Nguyên nhân có thể là do bạn sử dụng các loại kem chống nắng nâng tone. Các sản phẩm này thường chứa các chất chống nắng vô cơ như titanium dioxide và zinc oxide. Mặc dù có khả năng bảo vệ cao và ổn định lâu dài nhưng hai chất này rất dễ tạo cảm giác nặng mặt, đặc biệt là dễ để lại vệt trắng nếu tán không kỹ. 

Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên thoa kem đến đâu tán ngay đến đó. Nếu có điều kiện thì có thể chuyển sang dạng kem chống nắng vật lý lai hóa học như La Roche-Posay Anthelios Invisible Fluid SPF 50. Sản phẩm này cũng có hiệu quả bảo vệ da rất tốt nhưng không gây ra hiện tượng kem chống nắng tạo vệt trắng.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thoa kem chống nắng bị vón cục. Bạn không nhất thiết phải đổi ngay kem chống nắng khác nếu chưa điều chỉnh cách sử dụng các sản phẩm skincare hàng ngày. Chăm sóc da đúng cách là biết phối hợp các sản phẩm để làm đẹp cho da và hạn chế các tác dụng phụ của chúng. Để hiểu hơn về các bí quyết làm đẹp hãy ghé thăm blog của Nhím thường xuyên nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Hãy ủng hộ mình bằng cách chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn để mình có thêm động lực xuất bản nhiều nội dung chất lượng hơn nữa.

Nguồn tham khảo: www.healthline.com

Avatar of Nhím

Nhím

Chào bạn! Mình là Nhím - người đứng sau blog này.
Mình sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình làm đẹp để trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *